Chào mừng bạn đến với Website chính thức của Đồng hồ Nhà kho
Lịch sử và kiến thức đồng hồ ODO ông Tây gõ chuông

Lịch sử và kiến thức đồng hồ ODO ông Tây gõ chuông

Kính chào Quý anh chị em yêu đồng hồ trên mọi miền tổ quốc!

Tiếp tục chia sẻ về đồng hồ cổ, hôm nay Nhàkho.vn xin gửi tới Quý anh chị chiếc đồng hồ cổ rất đặc biệt của thương hiêu ODO: Đồng hồ ông Tây đánh chuông.

"Ông Tây đánh chuông" hay "Người máy gõ chuông" là tên gọi tiếng Việt những đồng hồ mang đặc điểm: Một hoặc nhiều người đàn ông đứng cầm búa gõ vào quả chuông sau mỗi 30 phút.

Ông Tây gõ chuông được đặt theo hình ảnh người đàn ông dùng búa đánh vào quả chuông

Không quá lạ lẫm, nhưng không phải anh em nào cũng biết nguồn gốc cũng như hoàn cảnh ra đời của chiếc đồng hồ này.

I. Nguồn gốc

Theo chia sẻ của ông Michel Odobez, người thừa kế công ty ODO cho biết:

- Đồng hồ ông Tây đánh chuông ra đời năm 1955 với tên gọi Jacquemart.

- Ý tưởng chủ đạo của đồng hồ đến từ cha của Michel Odobez là Ngài Léon-André khi ông hành hương đến Venice và xem những người gác chuông ở tháp chuông Quảng trường thánh Mark.

Quảng trường thánh Mac-cô và hình ảnh mô phỏng quảng trường trên đồng hồ ODO

Chú thích:

Venezia là một địa danh ở Ý. Như vậy bối cảnh và địa danh mô phỏng trong đồng hồ ông Tây đánh chuông là một địa danh ở Ý chứ không phải ở Pháp như nhiều nhận định trong giới sưu tập đồng hồ ở Việt Nam.

St.Mark, Marco hay Saint-Marc, tên tiếng Việt Mac-cô là một vị Thánh Công giáo.

Mac-cô là tác giả Tin mừng (Kinh thánh Tân Ước) nhưng không thuộc nhóm 12 vị Tông đồ.

Ông thuộc nhóm 70 môn đệ tiên khởi và là người góp công rất lớn trong công cuộc xây dựng Giáo hội Công giáo thuở sơ khai.

Nay Thánh tích (xác) của ông được an táng tại nhà thờ chính của quảng trường thánh Mac-cô thuộc nước Ý, ông cũng được suy tôn làm vị thánh bảo trợ của vùng đất Venice này.

Quảng trường thánh Mác-cô tại Venice - Ý, Nơi xuất phát ý tưởng của đồng hồ ODO ông Tây đánh chuông Jacquemart với nhiều phiên bản khác nhau.

II. Phân loại ông Tây đánh chuông 

1. Đời máy: 

  • Máy hoa dâu chân vuông có logo sản xuất 1955
  • Máy hoa dâu chân vuông không logo kèm chữ F sản xuất 1955-1958
  • Máy hoa dâu chân vát cọc đen không logo sản xuất 1958-1962
  • Máy hoa dâu chân vát cọc trắng có logo sản xuất sau năm 1962

Máy cọc trắng có logo sản xuất sau năm 1962

2. Chiều dài tay lắc:

  • Máy lộ lắc số 10, 12 hoặc 20
  • Máy ẩn lắc số 10 hoặc 12
  • Máy dùng Balance tóc xoắn

Một cỗ máy ODO dùng balance tóc xoắn thay cho con lắc

3. Kích thước thùng:

  • Loại size lớn lộ lắc ngoài
  • Loại size nhỡ ẩn lắc
  • Size nhỏ ẩn lắc hoặc dùng balance

ODO ông Tây với kích thước đa dạng

4. Mặt số:

  • Mặt bát giác ngang
  • Mặt tròn

Máy ODO 20 loại cọc trắng có logo ODO

5. Âm chuông:

  • Chuông chén
  • Chuông chén kết hợp 1 thanh gông
  • Đánh nhắc lại sau điểm giờ từ 3 đến 5 phút.
Odo ông Tây đánh chuông được biết đến ở hai dạng chủ yếu là lộ lắc và ẩn lắc

III. Sản phẩm thực tế

Ximn giới thiệu tới các anh em một vài phiên bản tiêu biểu của đồng hồ ODO ông Tây đánh chuông hay gặp.

Đồng hồ ông Tây đánh chuông đa dạng mẫu mã
Đồng hồ ông Tây đánh chuông đa dạng mẫu mã

Những chiếc đồng hồ ODO ngày càng được nhiều người chơi tìm đến bởi tình yêu với tiếng chuông, với cơ khí hay với những ký ức êm đềm từ xa xưa. Qua nội dung chia sẻ này, hy vọng các anh em có thêm kinh nghiệm để lựa chọn được cho mình chiếc đồng hồ ODO ưng ý nhất! 

Nhàkho.Vn sẽ cập nhật thêm nội dung hữu ích trong các bài viết tiếp theo, mời các anh em cùng đón xem!

MỜI QUÝ ANH EM BẤM VÀO ĐÂY THAM KHẢO CÁC LOẠI ODO và GIÁ BÁN.